Đinh 3Thép dây2- DÂY THÉPve sinh cong nghiep10. LƯỚI INOXDich vu ve sinhdich vu ve sinh cong nghiepDây thép 210. LƯỚI INOX
  • 23. Rọ đá

Rọ đá được làm từ các tấm lưới thép đan bằng máy, được sử dụng trong các công trình bảo vệ bờ kè, phòng chống xói lở ven sông, kênh mương,.... Rọ đá có kết cấu hình lục giác, và đặc tính này giúp rọ đá chịu được những biến động lớn về thời tiết cũng như các yếu tố khác của môi trường xung quanh.

Rọ đá


Những đặc tính cơ bản của Rọ đá

Các tấm lưới của rọ đá được đan xoắn ba vòng tạo thành hình lục giác, với kết cấu này khi rọ đá bị đứt một mắt xích thì toàn bộ kết cấu rọ đá không bị ảnh hưởng và không bị tách rời ra. Các dây viền ngoài cùng của rọ đá được tạo bởi các dây có đường kính lớn hơn rất nhiều giúp cho lưới được chắc chắn, không bị co giãn trong quá trình sử dụng.

Các loại dây thép sử dụng sản xuất Rọ đá phải đảm bảo các đặc tính sau:

Các sợi thép dùng sản xuất rọ đá phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn của Việt Nam.

Dây thép được mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng đảm bảo cho trọng lượng lớp phủ từ 60-300 g/m2 tùy theo kích cỡ sợi và theo yêu cầu của công trình thực tế.

Dây thép viền thông thường có đường kính lõi thép 2.4mm, 2.7mm, 3.0mm, 3.4mm, 3.9mm.

Dây thép đan thông thường có đường kính lõi thép 2.2mm, 2.4mm, 2.7mm

Đối với các công trình cần được bảo vệ chống gỉ, dây thép dược bọc một lớp nhựa PVC có độ dày tối thiểu 0.5mm

Dây buộc được cung cấp cùng với rọ đá được tính 3% trọng lượng

Để tăng độ cứng, tăng khả năng chịu lực và ngăn chặn sự dịch chuyển kết cấu đá trong mỗi mét rọ và thảm đá được lắp đặt thêm 1 vách ngăn đặt cố định bên trong rọ đá.

Dung sai cho phép khi sản xuất đối với đường kính lõi thép là 3%, đối với sản phẩm rọ và thảm đá dung sai cho phép 3% theo chiều cao và chiều rộng, 5% theo chiều dài.


Tác dụng chính của Rọ đá:

- Chống xói lở bờ sông, bờ biển, kênh rạch, kênh mương, bờ đê, bờ kè,...

- Lát mái và đáy kênh.

- Bảo vệ đê, kè.

- Tường chắn đất, mố cầu.

Các chỉ tiêu cơ bản của rọ đá:

Dây thép: dây buộc là loại thép dẻo mạ kẽm theo phương pháp nhúng nóng theo yêu cầu kỹ thuật như sau:

Cường độ chịu kéo: 40 kg/mm2 ÷ 55kg/mm2 theo tiêu chuẩn BS 1052:1980 (1990)m

Độ dãn dài kéo đứt ≥ 12% theo tiêu chuẩn BS 1052:1980 (1990)

Chiều dày mạ kẽm: Loại thông thường ≤ 65g/m2 theo tiêu chuẩn việt nam 2053:1993

 

Các kiểu thi công rọ đá

- Rọ đá phải thi công bằng lưới thép làm bằng sợi thép mạ kẽm có đường kính tối thiểu 3.0mm. Cường độ kéo của sợi thép phải trong phạm vi từ 415 tới 585 MPa, được xác định theo ASTM A392. Lớp kẽm mạ tối thiểu của sợi thép phải là 0,25kg/m2 bề mặt sợi chưa mạ được xác định theo AASHTO T65/M T65 (ASTM A90/A 90M)

- Lưới thép phải đan thành các mắt luới lục giác có kích thước đều nhau. Kích thước lớn nhất theo chiều dài của mắt lưới không được vượt quá 115mm và diện tích mắt lưới không được vượt quá 5160mm2. Lưới thép phải chế tạo thế nào để không bị xổ mối.

- Các rọ đá phải chế tạo thế nào để các mặt bên, các đầu, nắp và các vách ngăn có thể lắp ráp tại địa điểm thi công  thành các rọ chữ nhật có kích thước quy định. Rọ đá phải chế tạo thành từng đơn nguyên riêng lẻ có nghĩa là đáy, nắp, đầu và cạnh bên phải đan thành một đơn nguyên riêng lẻ, hoặc một mép của các bộ phận này được liên kết với tiết diện đáy của rọ theo một cách mà cường độ và độ mềm dẻo tại điểm liên kết ít nhất cũng bằng bản thân lưới.

- Khi chiều dài rọ đá vượt quá bề rộng nằm ngang của nó, rọ phải chia đều ra bằng các vách ngăn, loại lưới và cỡ như thân rọ, thành từng ô mà chiều dài ô không vượt quá bề rộng nằm ngang. Rọ được cung cấp với các vách ngăn cần thiết được buộc chắc chắn ở vị trí đúng trên đáy sao cho không cần buộc thêm ở chỗ nối này.

- Tất cả các mép chu vi của lưới tạo thành rọ phải kẹp chắc chắn hoặc viền mép để các mối nối buộc tại các mép có cường độ ít nhất như thân lưới.

- Sợi thép viền mép qua tất cả các mép (sợi chu vi) không được có đường kính nhỏ hơn 3,76mm (cỡ sợi thép Mỹ No.9) và phải có cùng cường độ và lớp mạ như lưới thép.

- Sợi buộc và liên kết phải được cung cấp với khối lượng đủ để buộc chắc chắn tất cả các mép của rọ và vách và bố trí 4 sợi liên kết chéo trong mỗi ô có chiều cao bằng bề rộng và ít nhất 2 sợi liên kết chéo trong mỗi ô có chiều cao bằng một nửa bề rộng của rọ. Không cần các sợi liên kết chéo khi chiều cao bằng một phần ba bề rộng rọ. Sợi buộc và sợi liên kết phải có cùng cường độ và lớp mạ như sợi dùng trong lưới, trừ việc chúng có thể nhỏ hơn 2 cỡ (0,68mm).

- Thay vì sợi thép buộc, có thể dùng các vòng uốn cong mạ kẽm 2 cỡ (6,668mm) để liên kết các rọ giáp nhau và giữ các nắp rọ. Khoảng cách giữa các vòng không được vượt quá 150mm.

- Các mối nối thẳng đứng trong công trình đã hoàn thành phải lệch nhau khoảng 1/3 hoặc ½ chiều dài của toàn bộ rọ.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THẮNG HÀ

Điện thoại: 043 8800 911 - 0915 397 633 - 01643 042 962

Email: thanghasteel@gmail.com - Website: www.thepthangha.com

Chia sẻ: